Ông Lê Trung Chinh, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng và ông Phan Đức Trung, Chủ tịch Hiệp hội Blockchain Việt Nam ký kết Biên bản ghi nhớ Hợp tác Phát triển Trung tâm tài chính quốc tế tại TP Đà Nẵng.

Hiệp hội Blockchain Việt Nam sẽ hỗ trợ TP Đà Nẵng nghiên cứu, đề xuất cơ chế chính sách đặc thù, vượt trội để thúc đẩy phát triển Fintech, Blockchain tại Trung tâm tài chính quốc tế, đồng thời phối hợp và hỗ trợ đào tạo, tập huấn về công nghệ blockchain và AI.

Ngày 16/01/2025, tại Hội thảo Phát triển Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam tổ chức tại TP Đà Nẵng, Uỷ ban Nhân dân (UBND) TP Đà Nẵng cùng Hiệp hội Blockchain Việt Nam (VBA) ký Hợp tác Phát triển Trung tâm tài chính quốc tế tại TP Đà Nẵng.

Ông Lê Trung Chinh, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng và ông Phan Đức Trung, Chủ tịch Hiệp hội Blockchain Việt Nam ký kết Biên bản ghi nhớ Hợp tác Phát triển Trung tâm tài chính quốc tế tại TP Đà Nẵng.
Ông Lê Trung Chinh, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng và ông Phan Đức Trung, Chủ tịch Hiệp hội Blockchain Việt Nam ký kết Biên bản ghi nhớ Hợp tác Phát triển Trung tâm tài chính quốc tế tại TP Đà Nẵng.

Theo đó, Hiệp hội Blockchain Việt Nam sẽ hỗ trợ TP Đà Nẵng nghiên cứu, đề xuất cơ chế chính sách đặc thù, vượt trội để thúc đẩy phát triển Fintech, blockchain tại Trung tâm tài chính quốc tế tại TP Đà Nẵng, đồng thời phối hợp và hỗ trợ đào tạo, tập huấn về công nghệ blockchain và AI.

Về phía UBND TP Đà Nẵng sẽ chỉ đạo các Sở, ban, ngành và các đơn vị liên quan tạo điều kiện cho Hiệp hội nghiên cứu các nội dung liên quan để xây dựng trung tâm tài chính quốc tế.

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh, việc xây dựng trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam là chủ trương, quyết sách chính trị có vai trò, ý nghĩa quan trọng, tạo cú hích mạnh mẽ cho nền kinh tế, góp phần thực hiện mục tiêu tăng tốc, bứt phá, củng cố các yếu tố nền tảng, làm tiền đề để nước ta tự tin bước vào kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh, thịnh vượng của dân tộc. Trên cơ sở đó, Phó Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành, địa phương, cơ quan Trung ương nghiêm túc, quyết liệt triển khai các nhiệm vụ đã được giao theo Kế hoạch hành động được Chính phủ ban hành. Nghiên cứu và triển khai xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách về Trung tâm tài chính theo phân công tại Kế hoạch hành động; bảo đảm đáp ứng yêu cầu, tiến độ đề ra. 

Tại Hội nghị, ông Lê Trung Chinh, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng một lần nữa đề nghị các sở, ban, ngành và các cơ quan liên quan của thành phố nêu cao tinh thần trách nhiệm, tập trung nghiên cứu toàn diện và sâu sắc để chủ động trong việc xây dựng dự thảo, đề xuất cơ chế, chính sách và báo cáo, quyết liệt triển khai hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ theo Nghị quyết 259/NQ-CP ngày 15/11/2024  của Chính phủ.

Ông Phan Đức Trung, Chủ tịch Hiệp hội Blockchain Việt Nam cho biết, trên cơ sở các bài tham luận từ đại biểu trong nước và quốc tế tại Hội thảo, việc phát triển trung tâm tài chính quốc tế tại TP Đà Nẵng cần tập trung vào lĩnh vực công nghệ tài chính (Fintech). Các hướng fintech cụ thể là: công nghệ thanh toán, công nghệ bảo hiểm, công nghệ tuân thủ, quản lý tài sản, an ninh mạng và blockchain. Đồng thời, các mô hình kinh tế xanh và kinh tế tuần hoàn theo tiêu chí ESG cũng được khuyến nghị tham khảo.

“Với vai trò của Hiệp hội Blockchain Việt Nam, chúng tôi mong muốn thúc đẩy công nghệ blockchain và tài sản mã hóa tại TP Đà Nẵng, là một phần trong chiến lược quan trọng được đề ra trong Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia và Luật Công nghiệp Công nghệ số sửa đổi, dự kiến sẽ được phê duyệt vào quý II/2025”, ông Trung nói.

Để hiện thực hóa định hướng này, theo Chủ tịch Hiệp hội Blockchain Việt Nam thì TP Đà Nẵng cần tập trung vào ba mục tiêu chính: Thứ nhất, xây dựng trung tâm tài chính theo Nghị quyết 259-NQ/CP của Chính phủ, kết hợp với cơ chế thử nghiệm có kiểm soát (sandbox) theo Nghị quyết số 136/2024/QH15 của Quốc hội, đồng thời gắn kết với ngành du lịch cao cấp. Thứ hai, đảm bảo sự phát triển bền vững thông qua tích hợp các hoạt động kinh tế mới và cũ trong các cơ chế đặc thù của thành phố, tránh phụ thuộc vào một cơ chế riêng lẻ. Thứ ba, thực tiễn hóa các vấn đề quan trọng cụ thể như thử nghiệm giao dịch tài sản mã hóa, sàn giao dịch carbon, sàn giao dịch dữ liệu…

“Hiệp hội Blockchain Việt Nam kỳ vọng những đóng góp của mình sẽ hỗ trợ tích cực vào các thỏa thuận đã ký kết với TP Đà Nẵng, dưới sự chứng kiến của các cơ quan trung ương và địa phương, góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững và hiện đại hóa trung tâm tài chính quốc tế tại thành phố”, ông Phan Đức Trung nhấn mạnh.

Hội thảo lần này cũng đón nhận các ý kiến tham vấn của các cơ quan quản lý nhà nước; các nhà đầu tư chiến lược; các tổ chức, các chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước như ông Babak Dastmaltschi, Nguyên Chủ tịch Ngân hàng Credit Suisse, Nguyên Phó Chủ tịch Ngân hàng UBS Zurich, Thụy Sỹ; ông Ali Ijaz Ahmad, Tổng Giám đốc Quỹ đầu tư Makara Capital; ông Andy Khoo, Tập đoàn Terne Holdings; TS Andreas Baumgartner, Tổng Giám đốc kiêm Sáng lập The Metis Institute; ông Andrew Oldland KC, Thành viên, Công ty Luật Michelmores, Tổ trưởng Tổ biên tập của TheCityUK…

Là tổ chức có pháp nhân chính thức đầu tiên tại Việt Nam được giao nhiệm vụ trực tiếp trong Chiến lược Blockchain Quốc gia, trong suốt thời gian hoạt động, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã đồng hành cùng các cơ quan nhà nước và các tổ chức xã hội trong việc phổ cập kiến thức, đào tạo nhân lực, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển ứng dụng phù hợp pháp lý. Đặc biệt, để thực hiện sứ mệnh phát triển nền tảng Blockchain “Make in Vietnam”, VBA đã phối hợp các bộ, ngành xây dựng mạng blockchain Việt Nam, thúc đẩy hợp tác, chia sẻ thông tin, tăng

Bài viết liên quan:

Blockchain Việt Nam khuyến nghị ba điều để Đà Nẵng phát triển Trung tâm tài chính quốc tế

Nghiên cứu, đề xuất chính sách vượt trội để phát triển fintech, Blockchain tại Trung tâm tài chính quốc tế Đà Nẵng

Công nghệ tài chính: Đòn bẩy đưa Việt Nam đạt tăng trưởng hai con số

viVietnamese