tai-san-ma-hoa

Với hơn 17 triệu người Việt Nam sở hữu tài sản mã hoá và hơn 100 tỷ USD dòng vốn đổ vào Việt Nam mỗi năm, tài sản mã hoá không còn là xu hướng công nghệ, mà đã trở thành lựa chọn chiến lược mà doanh nghiệp cần chủ động nắm bắt.

Tài sản mã hóa: Lựa chọn chiến lược của doanh nghiệp trong thời đại số

Một cuộc chuyển đổi sâu rộng đang diễn ra trong thế giới tài chính toàn cầu, nơi tài sản mã hoá không còn là thuật ngữ chỉ dành riêng cho cộng đồng công nghệ, mà đang trở thành yếu tố cấu thành chiến lược kinh doanh của nhiều định chế lớn. Sự phát triển mạnh mẽ của các mô hình như token hóa tài sản thực (RWA), tài chính phi tập trung (DeFi) hay tiền kỹ thuật số do ngân hàng trung ương phát hành (CBDC) đang đặt ra áp lực chuyển đổi với toàn bộ hệ sinh thái tài chính. Những khái niệm này không còn dừng lại ở lý thuyết mà đã bước vào giai đoạn ứng dụng thực tiễn.

Tại Mỹ, tập đoàn tài chính toàn cầu JPMorgan đã phát triển nền tảng Onyx cùng đồng JPM Coin để xử lý thanh toán xuyên biên giới theo thời gian thực. Đáng chú ý, Ant International – đơn vị liên kết với Alipay – đã sử dụng JPM Coin để giao dịch hàng tỷ USD với khả năng thanh toán lập trình, cho thấy công nghệ này đang được triển khai với quy mô lớn. 

Tại Việt Nam, mức độ tiếp cận tài sản mã hóa trong dân số thuộc nhóm cao nhất thế giới. Theo Triple-A, năm 2024 ghi nhận hơn 17 triệu người Việt sở hữu tài sản mã hoá, tương đương 17% dân số. Trong giai đoạn 2023-2024, dòng vốn vào thị trường này đạt hơn 105 tỷ USD, tạo ra lợi nhuận khoảng 1,2 tỷ USD trong năm 2023, theo thống kê từ The Block và DefiLlama.

Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng nhanh cũng đồng nghĩa với những thách thức về năng lực quản trị rủi ro, tuân thủ và an toàn hệ thống tại nhiều tổ chức. Việc thiếu định hướng chiến lược hoặc tham gia thiếu hiểu biết đang là nguyên nhân chính dẫn đến các tổn thất cả về tài sản và uy tín thương hiệu.

Vậy vì sao tài sản mã hóa lại mang tính chiến lược đối với doanh nghiệp?

Thứ nhất, đây là một công cụ mới cho hoạt động huy động vốn và phân phối tài sản. Mô hình phát hành token, nếu tuân thủ đúng quy định sẽ cho phép doanh nghiệp tiếp cận cộng đồng nhà đầu tư toàn cầu một cách nhanh chóng, minh bạch và chi phí thấp hơn so với kênh truyền thống.

Thứ hai, với sự phát triển của stablecoin và CBDC, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hoặc có hoạt động thanh toán xuyên biên giới sẽ được hưởng lợi rõ rệt nhờ giao dịch 24/7, phí chuyển tiền thấp và rủi ro tỷ giá được kiểm soát.

Thứ ba, các mô hình ứng dụng Blockchain như quản lý chuỗi cung ứng, xác thực nguồn gốc sản phẩm, bảo mật dữ liệu hay hợp đồng thông minh đang dần được áp dụng tại các quốc gia phát triển, đặt ra áp lực chuyển đổi đối với doanh nghiệp Việt nếu không muốn bị bỏ lại phía sau trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Một số nghiên cứu tại Việt Nam đã minh chứng cho hiệu quả này. Trong ngành thủy sản, việc ứng dụng blockchain vào quản lý chuỗi cung ứng giúp tăng minh bạch và giảm gian lận – theo nghiên cứu của GSIS (Hàn Quốc, 2023). Ngành nông nghiệp cũng có bước thử nghiệm đáng chú ý với việc truy xuất nguồn gốc thịt heo bằng blockchain nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế. 

Nắm bắt thời cơ, làm chủ thời cuộc

Về mặt chính sách, Việt Nam đã có bước đi tích cực nhằm định hình khung pháp lý cho tài sản mã hoá. Nghị quyết 57/NQ-CP về phát triển kinh tế số và Chỉ thị 05/CT-TTg về tăng cường quản lý hoạt động liên quan đến tài sản mã hoá đã tạo tiền đề cho lộ trình hoàn thiện pháp lý. Đồng thời, Dự thảo Luật Công nghiệp Công nghệ số đang được xây dựng, đặt ra các chuẩn mực về bảo vệ nhà đầu tư, quản lý hệ sinh thái blockchain và thúc đẩy đổi mới sáng tạo một cách có kiểm soát.

Để hỗ trợ doanh nghiệp và tổ chức tài chính tiếp cận lĩnh vực này một cách bài bản, Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ Nhân tạo ABAII đã triển khai chương trình đào tạo chuyên sâu “Nhận diện cơ hội và quản trị rủi ro trong đầu tư tài sản mã hoá”. Chương trình hướng đến việc nâng cao năng lực chiến lược và vận hành thực tiễn, với nội dung thiết kế theo hướng ứng dụng cao. Học viên sẽ được trang bị kiến thức về công nghệ blockchain, từ cấu trúc dữ liệu, cơ chế đồng thuận đến cách nhận diện các mô hình sổ cái phân tán, đồng thời hiểu rõ đặc điểm của các loại tài sản như token, stablecoin, NFT và CBDC.

Các hình thức huy động vốn cũng được phân tích như ICO, IDO, IEO dưới góc nhìn pháp lý và rủi ro vận hành, nhằm giúp người học nhận diện mô hình đáng tin cậy và tránh các dạng lừa đảo trá hình trong thị trường tài sản số.

Khóa học cũng lồng ghép các tình huống mô phỏng và thao tác thực hành, từ tạo ví, bảo mật dữ liệu đến tương tác với nền tảng giao dịch, nhằm hỗ trợ học viên vận dụng kiến thức vào môi trường tài sản số. Nội dung chương trình được cập nhật theo các văn bản chính sách mới nhất, bao gồm Chỉ thị 05/CT-TTg và dự thảo Luật Công nghiệp Công nghệ số, giúp tổ chức tham gia thị trường một cách đúng luật, chủ động và an toàn.

Tài sản mã hoá không còn là một lựa chọn nằm ngoài chiến lược, mà đang trở thành thành phần thiết yếu trong quản trị, vận hành tài chính và phát triển thị trường. Trong bối cảnh khung pháp lý đang hoàn thiện và công nghệ ngày càng tinh vi, doanh nghiệp cần trang bị đầy đủ năng lực công nghệ, pháp lý và kiểm soát nội bộ để chuyển đổi hiệu quả, bền vững. Việc chủ động bước vào thị trường một cách có chuẩn bị và có chiến lược sẽ không chỉ giúp doanh nghiệp hạn chế rủi ro, mà còn tạo nền tảng cạnh tranh dài hạn trong hệ sinh thái tài chính số đang định hình mạnh mẽ trên toàn cầu.

Tham gia đăng ký khoá học “Nhận diện cơ hội và quản trị rủi ro trong đầu tư tài sản mã hoá”: TẠI ĐÂY
ƯU ĐÃI HẤP DẪN– Giảm 20% học phí khi đăng ký trước 15/04/2025– Giảm thêm 5% khi đăng ký nhóm từ 3 người trở lên📩 Email: info@abaii.vn | 📞 Hotline: 1900.5001
en_USEnglish